Ngày nay, Ferrari là công ty con của tập đoàn FIAT, có trụ sở chính tại Maranello. Những chiếc xe mang thương hiệu Ferrari được xem như là một biểu tượng của tốc độ, sự sang trọng và giàu có.
Lịch sử phát triển
Năm 1969, khó khăn trong việc phân hạng các giải đua, cũng như các vấn đề về tiêu chuẩn khí thải, quy định mới về độ an toàn trong việc phát triển và sản xuất xe nên Enzo Ferrari đã bán 50% cổ phần công ty cho FIAT nhưng ông vẫn nắm quyền điều hành 100% trong các hoạt động đua xe. FIAT sẽ trả cho ông một khoản tiền trợ cấp khá lớn cho đến khi ông qua đời nếu được quyền sử dụng nhà máy sản xuất ở Maranello và Modena. Ferrari trước đó đã tạo cho Ford cơ hội để mua Ferrari vào năm 1963 với giá 18 triệu USD nhưng cuộc đàm phán đã diễn ra quá muộn…
Enzo Ferrari đã rời khỏi đội đua khi ông nhận ra rằng không thể duy trì đội đua độc lập với hoạt động của công ty. Enzo Ferrari đã trở thành một cổ đông. Năm 1988, cổ phần của FIAT đã tăng lên 90%.
Năm 1971, Ferrari đã thôi chức giám đốc điều hành bộ phận sản xuất xe ở công ty. Vào năm 1974, Ferrari đề cử Luca Cordero di Montezemolo làm quản lý đội đua Công thức 1 (hiện tại Montezemolo đang là chủ tịch của hãng Ferrari S.p.A.). Tay đua Niki Lauda đã giành chức vô địch trong năm 1975 và 1977. Sau những thành công và danh hiệu đạt được từ thành tích của tay đua Jody Scheckter vào năm 1979, thì hy vọng một lần được vô địch ở giải Công thức 1 của đội đua Ferrari đã trở nên tuyệt vọng và ảm đạm hơn bao giờ hết.
Năm 1982, mở ra một tương lai tương sáng hơn với chiếc 126 C2 đầy mạnh mẽ, trang bị động cơ V6 tăng áp, phun nhiên liệu trực tiếp, dung tích 1.5L cho công suất 580 mã lực ở 11.000 vòng/phút, truyền động qua hộp số tay 6 cấp. Mẫu 126 C2 này cũng đã được nâng cấp toàn bộ từ cấu trúc khung gầm, đến bộ tăng áp dựa trên kinh nghiệm từ các phiên bản trước và quan trọng hơn nó còn được điều khiển bởi tay đua đẳng cấp thế giới; Gilles Villeneuve (lái chính) và Didier Pironi (lái phụ).
Mọi thứ đã được chuẩn bị hoàn tất để chờ đợi kết quả đầy hứa hẹn trong các cuộc đua sắp tới. Tuy nhiên, chuyện không may đã xảy ra với đội đua Ferrari, tay đua Villeneuve đã chết trong một tai nạn khủng khiếp ở vòng loại tiếp theo tại Bỉ. Sau đó, Pironi trở thành tay lái chính và cũng suýt chết trong một tai nạn tương tự trên đường đua ở Đức. Pironi đã được cứu sống sau tai nạn nhưng bị chấn thương ở cả hai chân và ông không bao giờ trở lại thi đấu với giải Công thức 1 được nữa. Tai nạn đó đã làm chấm dứt sự nghiệp đua xe của Didier Pironi.
Enzo Ferrari vẫn sát cánh cùng đội đua Scuderia Ferrari cho đến khi ông qua đời. Enzo Ferrari mất vào ngày 14.08.1988 tại Maranello ở tuổi 90. Trước khi qua đời, ông đã được chứng kiến sự ra mắt của mẫu Ferrari F40, một trong những siêu xe nổi tiếng nhất của Ferrari thời điểm đó. Ông là người đã phê duyệt cho F40 đi vào sản xuất.
Sau sự ra đi của Enzo Ferrari, nhà lãnh đạo lâu năm Luca di Montezemolo đảm nhiệm vị trí Chủ tịch. Dưới sự dẫn dắt của ông, Ferrari đã được chuyển đổi thành một thương hiệu xe sang nổi danh thế giới.
Từ năm 2002-2004, Ferrari tập trung sản xuất mẫu Enzo, siêu xe nhanh nhất của Ferrari trong thời gian này. Enzo Ferrari được đặt theo tên của nhà sáng lập hãng Ferrari; ông Enzo Ferrari (Mặc dù nó được gọi là F60, thế hệ tiếp theo của F40 và F50 nhưng Ferrari cảm thấy rất hài lòng và họ đã đồng ý đặt cho nó với tên mới là Enzo Ferrari).
Sau thương vụ IPO, Ferrari đã thành công trong việc chuyển đổi từ một công ty khởi nghiệp về xe đua thành một thương hiệu toàn cầu với giá trị lên đến gần 10 tỷ USD.
0 nhận xét: