Thành công của Toyota – hãng xe lớn nhất Nhật Bản - bắt nguồn từ chính tài năng kinh doanh thiên bẩm cũng như màu sắc văn hóa truyền thống của người dân đất nước Mặt trời mọc.
Vươn ra thế giới
Tháng 6/1950 cuộc chính tranh Triều Tiên nổ ra nhu cầu mua hành hoá phục vụ chiến trang càng lớn. Toyota nhận được rất nhiều đơn đặt hàng sản xuất các loại xe tải giúp sản lượng sản xuất của Toyota tại thời điểm đó đạt mức cao kỷ lục. Tất cả lợi nhuận được dùng để tái đầu tư vào trang thiết bị và củng cố hệ thống sản xuất. Nhờ đó Toyota dần vượt qua khủng hoảng và bắt đầu phát triển mạnh mẽ.
Tháng 3/1952 nhà sáng lập Toyota, Kiichiro Toyoda đột ngột qua đời, và các thành viên chủ chốt còn lại của Toyota tiếp tục thực hiện ước mơ ấp ủ từ lâu của ông về việc phát triển trên quy mô lớn mẫu xe con sản xuất trong nước. Mẫu xe Crown là ra đời 1955 đã hiện thực hoá giấc mơ này. Crown là mẫu xe đã mang lạ thành công vang dội cho Toyota. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mẫu xe này, toyota đã lập kế hoạch xây dựng nhà máy Motomachi – đây là nhà máy đầu tiên bên ngoài lãnh thổ nước Nhật được xây dựng cho mục đích sản xuất xe con. Nhà máy được hoàn thành vào năm 1959 và đóng góp lớn vào sự phát triển của Toyota về sau.
Năm 1964 đánh dấu việc sản xuất thế hệ thứ 4 của mẫu xe Corona (RT40) đây là mẫu xe có doanh số vượt xa so với Datsun Bluebird của Nissan để chở thành mẫu xe bán chạy nhất tại Nhật. Nhờ có Corona mà hãng đã gia tăng đáng kể việc sản xuất mẫu xe này sang thị trường các nước Châu Âu. Bên cạnh đó nhằm tập trung tăng cường hệ thống sản xuất và nâng cao quản lý chất lượng, Toyota đã đưa ra hệ thống Quản Lý Chất Lượng Toàn Diện (TQC) vào năm 1961.
Năm 1966 đánh dấu thời kỳ xã hội hoá xe hơi tại Nhật Bản. Corolla được giới thiệu trên thị trường và được đánh giá là một bước nhảy dài đối với việc sản xuất và phục vụ nhu cầu xe dành cho đối tượng khách hàng là người dân phổ thông. Bên cạnh đó nhà máy mới Takaoka với năng lực sản xuất 20.000 xe/tháng được xây dựng nhằm phục vụ cho việc sản xuất mẫu xe Corrola này. Ngay khi mẫu xe Corolla được ra mắt vào tháng 11/1966 chỉ trong 06 tháng doanh số bán của mẫu này đã vượt qua đối thủ Datsun Sunny và trở thành mẫu xe bán chạy hàng đầu tại Nhật Bản trong 33 năm liên tiếp từ 1969 – 2001.
Cũng trong năm 1966 thế hệ thứ 3 của mẫu xe Corona đã được xuất sang thị trường Mỹ. Trong khi Land Cruiser đã được đón nhận rộng rãi tại các thị trường nước ngoài thì Corona là mẫu xe con đầu tiên của toyota được cả thế giới công nhận. Ngoài ra, Toyota thiết lập quan hệ hợp tác với Hino Motors năm 1966 với Daihatsu năm 1967.
Năm 1963, giải Grand Prix lần đầu tiên được tổ chức tại Nhật Bản diễn ra quanh khu vực Suzuka đã kích thích sự quan tâm của công chúng đối với môn xe đua thể thao. Để đáp ứng nhu cầu gia tăng về các mẫu xe hiệu xuất cac này. Toyota đã hợp tác với Yamaha để phát triển mẫu xe 200GT và đưa ra thị trường năm 1967.
Những năm 70 là thời kỳ phát triển đỉnh cao của Toyota. Năng lực sản xuất và doanh số đều gia tăng mạnh mẽ. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng dầu vào mùa thu năm 1973 đã đột ngột kìm hãm sự tăng trưởng của Toyota. Cũng trong gia đoạn này nghành công nghiệp xe hơi phải đối mặt với các quy định khắt khe nhất thế giới của chính phủ Nhật về khi thải. Chính vì vậy để đạt được mục tiêu về khí thải các kỹ sư của hãng đã phải nghiên cứu mọi khả năng có thể và cuối cùng đã thành công khi tìm ra giải pháp dựa trên hệ thống xúc tác 3 chiều. Chính những kiến thức được tích luỹ trong suốt thời gian này đã mang đến những cải tiến đáng kể về hiệu xuất động cơ và tích kiệm nhiên liệu, đặt nền móng cho sự phát triển mạnh mẽ của Toyota tại thị trường Mỹ. Và mặc dù cuộc khủng hoảng dầu ảnh hưởng vô cùng to lớn tới việc kinh doanh của các công ty xe hơi khác, nhưng toyota vẫn phục hồi nhanh chóng. Chính vì điều này đã làm thế giới bắt đầu thực sự quan tâm đến hệ thống sản xuất của Toyota (TPS).
Toyota vươn ra thế giới sau khi trãi qua 2 cuộc khủng hoảng dầu thì những cụm từ được quan tâm nhất trên thị trường xe hơi thế giới là tích kiệm năng lượng và tích kiệm nhiên liệu, do đó du cầu khách hàng chuyển sang xu hướng sử dụng các mẫu xe nhỏ gọn. Điều này đã ảnh hưởng vô cùng lớn tới 3 hãng sản xuất xe hơi lớn nhất tại Mỹ khi tập chung chủ yếu vào sản xuất các mẫu xe lớn. Doanh số sụt giảm mạnh mẽ và cả 3 công ty đều rơi vào cảnh nợ nần. Trong khi đó nhu cầu xe Nhật nhỏ gọn tích kiệm nhiên liệu tăng cao và được xuất khẩu mạnh mẽ sang Mỹ.
(Còn tiếp)
0 nhận xét: