Tìm hiểu hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc và hỗ trợ đổ đèo

Hai hệ thống Hỗ trợ khởi hành ngang dốc Hill-start Assist Control - HAC (hoặc HSA) và Hỗ trợ đổ đèo Downhill-Assist Control (DAC) là những công nghệ được các nhà sản xuất ô tô nghiên cứu, phát triển và trang bị cho những dòng xe của mình nhằm giúp cho lái xe có thể có được chuyến hành trình an toàn nhất.

Khi cần khởi hành lúc xe đang đang đỗ trên một con dốc nghiêng phải nhả phanh ra và đạp ga, theo nguyên lý bình thường lúc đó xe bắt đầu trôi và lái xe thường sẽ vội vàng nhấn ga mạnh hơn nữa. May mắn có thể làm chiếc xe lăn bánh từ từ, trường hợp xấu hơn là va phải chiếc xe khác hoặc mất kiểm soát. Nhưng đối với hệ thống HAC, khi bỏ chân khỏi bàn đạp phanh, phanh vẫn hoạt động giúp chiếc xe giữ được trạng thái tĩnh và khi đạp ga sẽ chỉ làm phanh chớm nhả.

Trong khi đó hệ thống hỗ trợ đổ đèo sẽ giúp xe sẽ từ từ lăn bánh một cách nhẹ nhàng và an toàn khi đang xuống dốc. Bên cạnh đó DAC thông thường sẽ có một nút kích hoạt đi cùng cho phép người lái chủ động hơn, có thể tùy ý sử dụng tính năng này theo ý muốn.

Nguyên lý hoạt động của các hệ thống này.

Hệ thống HAC và DAC ngày càng phát triển và được trang bị nhiều công nghệ hiện đại, nhưng nhìn chung vẫn hoạt động dựa trên nguyên tắc sử dụng cảm biến để phát hiện ra góc nghiêng của xe, kết hợp cùng các cảm biến khác và thông qua ECU để kiểm soát hoạt động của ly hợp, điều khiển hệ thống phanh và phân bổ mô-men-xoắn của động cơ đến các bánh xe.

Cảm biến phát hiện độ nghiêng: Nếu xe dừng lại trên một khu vực dốc (từ 5 độ trở lên) trong khi vẫn nổ máy, cảm biến phát hiện độ nghiêng sẽ làm việc, gửi tín hiệu về ECU và ECU sẽ tính toán xem xe có khả năng bị tuột dốc hay không. Tuy nhiên nhược điểm của cảm biến này là khi xe bị lọt ổ gà, thân xe nghiêng nó vẫn sẽ nghĩ rằng xe đang trên một con dốc nào đó.

ECU:  Đây là trung tâm xử lí các tín hiệu gửi từ các cảm biến trên xe. ECU có thể ra quyết định phanh xe dựa vào các tín hiệu đầu vào, đồng thời điều chỉnh được áp suất nén của giảm chấn và biết được độ dốc của con đường để đưa ra được lực phanh cần thiết cũng như mô-men-xoắn phù hợp để xe di chuyển.

Cảm biến chuyển động của bánh xe: Ở mỗi bánh xe đều được trang bị cảm biến tốc độ. Các cảm biến sử dụng một nam châm xoay, khi bánh xe chuyển động mà chưa nổ máy sẽ xuất hiện từ trường và được mã hóa thành các tín hiệu gửi về ECU. Nó cũng biết được hướng của các bánh xe đang chuyển động.

Cảm biến áp suất giảm chấn: Đây là một bộ phận của hệ thống treo nhằm xác định trọng lượng của xe, bao gồm cả trọng lượng hành khách và hàng hóa. Những cảm biến này tạo ra một tín hiệu để ECU có thể tính toán hoạt động của hệ thống phù hợp với trọng lượng của xe.

Điều khiển hệ thống phanh: Đối với những mẫu xe trang bị hộp số tự động, nếu xe dừng lên dốc ECU sẽ điểu khiển hệ thống phanh hoạt động khi rời bàn đạp phanh trong một khoảng thời gian ngắn, đủ để người lái chuyển sang bàn đạp ga và đưa xe lăn bánh về phía trước. Còn ở trường hợp xe xuống dốc, hệ thống Hỗ trợ đổ đèo DAC được kích hoạt, giúp giữ cho chiếc xe không di chuyển quá nhanh và mất kiểm soát kể cả khi không tác động vào chân phanh.

Cảm biến áp suất phanh: Sau khi nhận tín hiệu xe bị trôi, ECU sẽ đưa lệnh điều khiển để hệ thống phanh hoạt động nhằm tránh việc xe bị trôi, áp lực phanh nhiều hay ít sẽ được kiểm soát thông qua cảm biến này.

Hoạt động của ly hợp: Riêng đối với những mẫu xe trang bị hộp số sàn và có trang bị HAC, lúc đề máy hay vào số bắt buộc phải đạp bàn đạp ly hợp, lúc này sẽ xuất hiện tín hiệu gửi về  ECU điều khiển để xác định thời điểm kích hoạt hệ thống phanh nhằm giữ cho xe ổn định.

Kiểm soát mô-men-xoắn: Hệ thống này kiểm soát lực kéo của chiếc xe đủ lực để chiếc xe không bị trôi hoặc trượt bánh trong lúc xe bắt đầu chạy, còn sau khi xe được tăng tốc hệ thống này sẽ tự động tắt. Các cảm biến này có thể xác định được bao nhiêu mô-men-xoắn truyền tới các bánh xe qua hệ thống truyền lực.

Lưu ý thêm cho các lái xe là hệ thống này sẽ không hoạt động nếu xe đang ở vị trí số P hoặc N.
T.A
Previous Post
Next Post

0 nhận xét: