Từ con số 0 trong ngành công nghiệp ô tô, Tesla Motors đã trở thành kẻ dẫn đầu trong lĩnh vực xe ô tô điện trong vòng 10 năm ngắn ngủi. Đi ngược lại xu hướng chung của ngành công nghiệp xe hơi toàn cầu, ông lớn này đã tiến xa hơn so với những gì người ta nghĩ.
Dưới sự lãnh đạo của tỷ phú công nghệ Elon Musk, hãng xe hơi điện khởi nghiệp Tesla Motors từ con số 0 đã đạt được khá nhiều thành công chỉ trong vài năm ngắn ngủi. Bắt đầu bằng phiên bản gốc Tesla Roadster, tận dụng uy tín của người sáng lập, hàng loạt đợt PR rầm rộ và một số sản phẩm thú vị, công ty đã trở thành kẻ đi đầu trong việc phát triển công nghệ xe ô tô điện mới.
Mặc dù không ít lãnh đạo của Volkswagen bắt chước Tesla khi nỗ lực tạo hướng đi mới cho công ty sau scandal khí thải trên các phiên bản diesel cũng như đối thủ Renault/Nissan không ngừng cạnh tranh trong các bảng xếp hạng xe điện với Model S hay Model X, họ dường như vẫn không thể bắt kịp thị hiếu ngày một thay đổi của người dùng giỏi như Tesla.
Mặc dù những gì Tesla đã, đang và sẽ làm là câu chuyện chưa có hồi kết nhưng sau khi mãn nhãn với sự ra mắt của chiếc Tesla Model 3 được không ít người dùng chờ đợi, hãy nhìn lại những gì đã tạo nên tên tuổi của ông lớn xe hơi điện như ngày nay.
2006 – Kế hoạch “mật”
Ông Elon Musk đã khéo léo sử dụng bài viết đầu tiên trên trang web chính thức của Tesla để tiết lộ kế hoạch “mật” – ý tưởng về sự chuyển đổi từ ngành công nghiệp “đốt cháy hydrocarbon” sang ngành công nghiệp điện năng lượng mặt trời bền vững. Ông cho rằng xe ô tô điện sẽ trở thành nhân tố quan trọng trong việc biến ý tưởng đó thành hiện thực. Chiến lược của Tesla là tiến vào thị trường xe hạng sang - nơi khách hàng sẵn sàng chi hàng đống tiền để sở hữu một chiếc xe - và sau đó nhanh chóng chiếm lĩnh toàn bộ thị trường với số lượng lớn và mức giá cạnh tranh cho từng phiên bản kế nhiệm.
2008 - Tesla Roadster ra mắt
Là thành quả hợp tác giữa Tesla và đối tác kỹ thuật Lotus, chiếc Tesla Roadster ra đời được nhiều người quan tâm với phạm vi lái khoảng 400 km và khả năng tăng tốc từ 0-100 km/h trong vòng 3,7 giây. Với không ít thành công, Roadster là minh chứng rõ ràng cho tham vọng chiếm lĩnh thị trường mà Tesla đang hướng đến.
2008 – Phiên bản Tesla Model S với cabin hạng sang trình làng
Vào tháng 6 năm 2008, Tesla Motors đã công bố chi tiết kế hoạch phát triển phiên bản Model S. Hành động này được cho là tương đối liều lĩnh trong một ngành công nghiệp mà mọi thứ đều là bí mật tuyệt đối.
2010 - Tesla Motors chính thức ra mắt
Vào tháng 6 năm 2010, Tesla chính thức ra mắt công chúng và đi vào hoạt động với 13,3 triệu cổ phiếu được bán ra với giá 17 USD/cổ phiếu. Tesla là doanh nghiệp xe hơi phát hành cổ phiếu thứ hai tại Mỹ sau Ford vào năm 1956. Chỉ 4 năm sau đó, Tesla đã chiếm được một nửa giá trị chứng khoán toàn cầu so với đàn anh. Trước đó, vào năm 2009, Daimler cũng đã mua và bán lại 10% cổ phần trong Tesla và từ năm 2010 đến 2014, Toyota sở hữu cổ phần của Tesla trong khi các phiên bản xe điện RAV4 vẫn được chế tạo không ngừng.
2010 – Tesla mở cửa nhà máy sản xuất
Từ một công ty bán vài nghìn chiếc Roadster, thị trường ô tô rầm rộ tin đồn Tesla đang dự định mở một nhà máy mới với sản lượng hàng năm lên đến nửa triệu chiếc xe. Được rót tiền từ ông Elon Musk, nhà máy ở Fremont, California có tới 580 robot hàn, gắn keo và đinh tán để cho ra đời chiếc Model X. Thêm vào đó, hãng xe đến từ Mỹ này cũng tự hào sở hữu hai robot lớn nhất thế giới giúp di chuyển xe trong suốt quá trình sản xuất. Vào năm 2015, Tesla khai trương một nhà máy nữa ở Hà Lan để tăng tốc sản xuất Model S cho thị trường Châu Âu. Các xe sử dụng các bộ phận sản xuất tại California và lắp ráp tại đây.
2012 – Giao hàng Tesla Model S
Chiếc Tesla Model S đầu tiên được giao tới tay khách hàng vào năm 2012, muộn hơn so với dự kiến. Được gọi là “chiếc xe điện hạng sang đầu tiên của thế giới”, “phiên bản sản xuất đại trà an toàn nhất” hay “chiếc xe bốn cửa có khả năng tăng tốc nhanh nhất”, Tesla Model S nhanh chóng rơi vào tình trạng cháy hàng và ẵm về hàng loạt các giải thưởng khác nhau. Đến năm 2013, Model S bán chạy hơn cả Mercedes-Benz S-Class ngay trên thị trường xe hơi Mỹ.
2013 – Tesla Model S bốc cháy khiến giá cổ phiếu sụt giảm
Hàng loạt các cáo trạng liên quan đến việc chiếc xe Tesla Model S bốc cháy khiến giá cổ phiếu của Tesla giảm 20%. Hãng đã nhanh chóng khắc phục được vấn đề bằng cách ứng dụng hệ thống bảo vệ pin mới.
0 nhận xét: