Sự tử tế của người mắc lỗi

Sự tử tế của người mắc lỗi

Đã bao giờ bạn vô tình làm gãy gương ô tô của người khác hay làm vỡ gương xe của người khác? Chắc chắn sẽ có những cách ứng xử khác nhau mà khiến người ta không đành lòng trách bạn.

Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể cẩn thận trong lúc tham gia giao thông, đôi phút vì một chút lơ đễnh mà gây ra vài tai nạn nho nhỏ, điển hình nhất chính là việc làm hỏng gường xe của người khác. Nhưng cách xử lí tình huống này không phải ai cũng làm tốt.
Tôi có anh bạn đi ô tô nhưng một hôm thấy anh  ta tỏ vẻ khó chịu từ sáng sớm hỏi ra mới biết có một thanh niên đi xe máy đâm vào gương ô tô làm nó bị gãy, nhưng vấn đề là sau khi gây ra tai nạn xong thanh niên kia lại phóng vèo đi mà không có lấy một lời xin lỗi. Đúng là khi rơi vào tình huống này ai cũng sẽ sợ phải đền bù thiệt hại, nhưng đó là điều đương nhiên rồi vì chính chúng ta là người làm hỏng đồ của người khác mà.
Cái chính ở ý thức tham gia giao thông của người Việt Nam đó chính là không chịu có trách nhiệm với lỗi lầm của mình, chính vì thế họ cũng sẽ không thể học được cách tha thứ và nhường nhịn nhau khi tham gia giao thông.
Sự tử tế của người mắc lỗi

Nhưng cũng có nhiều trường hợp khác khi làm hỏng gương xe mà không có chủ nhân ở đó, họ đã chọn cách viết lại giấy rồi cài lên xe để mong chủ nhân có thể liên lạc lại cho họ được đền bù hậu quả mình gây ra. Và khi đọc được tờ giấy đó đã có không ít người mỉm cười và bỏ qua vì cái quan trọng họ đã thấy được chính là trách nhiệm.
Dẫu biết trong xã hội này có cả người tốt người xấu nhưng nếu biết cách ứng xử hợp lí thì sẽ chẳng có những bất hòa xảy ra, nhất là khi tham gia giao thông chúng ta sẽ chẳng mất gì một câu xin lỗi cho việc sai lầm mình mắc phải. Hãy học cách làm người có trách nhiệm ngay từ việc tham gia giao thông điều đó cũng có thể hình thành nên những tính cách tốt của bạn trong cuộc sống.

Khổng Giang
Previous Post
Next Post

0 nhận xét: