Theo báo cáo của tổ chức WHO về thực trạng ATGT toàn cầu năm 2015, Thụy Điển nằm trong top các quốc gia có độ ATGT cao nhất thế giới chỉ có 263 người thiệt mạng/năm.
Nhiều người thắc mắc tại sao Thụy Điển lại có thể kiểm soát và làm giảm tối đa được số vụ TNGT cũng như người chết thành công đến vậy. Điều này nằm ở chính đạo luật Vision Zero của đất nước này.Việc Quốc hội thông qua chính sách “Vision Zero” năm 1997 được xem là nền tảng cho các hoạt động ATGT đường bộ; Bộ luật này hướng đến 0% tỷ lệ người chết do TNGT. Kể từ năm 2000, số ca tử vong vì TNGT ở Thụy Điển giảm đáng kể. Năm 2012, chỉ có 1 trẻ em dưới 7 tuổi chết vì TNGT (con số này là 58 người năm 1970). Năm 2013, 264 người chết vì TNGT (giảm hơn 1/2 so với năm 1997), trong khi lượng phương tiện và người tham gia giao thông tăng gấp đôi.
Bên cạnh đó Thụy Điển còn xây dựng 1500 km đường theo kiểu 2+1, tức là ngoài 2 làn lưu thông chính 1 chiều thì còn có thêm làn dành cho xe vượt. Ngoài ra người đi bộ cũng được bảo đảm an toàn bởi 12.600 đoạn giao cắt an toàn bao gồm cả cầu vượt cho người đi bộ và đường sọc vằn bao quanh bởi đèn nhấp nháy.
Thụy Điển trang bị hơn 1000 camera giám sát tốc độ trên toàn đất nước, và còn có kế hoạch thu phí tắc nghẽn giao thông nhằm hướng tới mục tiêu giảm lưu lượng xe lưu thông.
Bất cứ quốc gia nào trên thế giới đều phải ngưỡng mộ và muốn “học hỏi” thương hiệu Vision Zero của Thụy Điển. Dường như những ai đã từng tham gia giao thông tại Thụy Điển họ đều muốn quay trở lại đây để sinh sống với lí do “quá đỗi an toàn” mỗi khi đặt chân ra đường.
Tại các con đường trong thành phố vận tốc tối đa được phép đi là 20 dặm/h. Một số ngã tư còn được lắp biển thông báo để các phương tiện chú ý nhường đường cho người đi bộ.
Ngoài ra xe ô tô lưu thông trên đường cao tốc chỉ chạy với vận tốc tối đa 110km/h, đường thường là 70km/h.
Điểm mấu chốt được chỉ ra trong luật Vision Zero chính là việc giới hạn tốc độ và phát huy tối đa các chế độ thực thi tự động khác. Nếu ở New York chúng ta nghỉ chân trên những chiếc ghế đá, trên những bãi cỏ, thì tại Thụy Điển các bồn hoa hay thảm thực vật chính là vật báo hiệu hay công cụ điều khiển giao thông, nhắc nhở người điều khiển giao thông phải hạn chế tốc độ trên đường tránh gây tai nạn cho người khác.
Khổng Giang.
0 nhận xét: