Lịch sử các hãng xe: Bugatti (Phần 2)

Câu chuyện của Bugatti không có nét tương đồng như phần lớn các hãng xe khác, không phải của một công ty đối mặt với các vấn đề về tài chính, cũng không phải một công ty mở rộng thương hiệu bằng cách xây dựng nhà máy trên khắp thế giới. Câu chuyện về Bugatti gắn liền với một thiên tài nghệ thuật từ khá trẻ, và một tầm nhìn chiến lược hiếm có, Ettore Bugatti.

Lịch sử các hãng xe: Bugatti (Phần 2)

Lịch sử phát triển

Năm 1948, sau khi Ettore Bugatti mất, những người thừa kế Bugatti đã bổ nhiệm Pierre Marco làm giám đốc điều hành mới của công ty. Hãng đã sản xuất ra những chiếc xe cỡ nhỏ dựa trên mẫu Type 101.

Vào năm 1951, Roland Bugatti; con trai của Ettore Buagatti và người vợ đầu tiên Barbara, cùng với René Bolloré; con trai của người chồng thứ hai với người vợ đầu tiên Barbara của Ettore Buagatti, trở thành giám đốc quản lý chung công ty. Ban quản lý công ty đã hợp nhất hai chi nhánh của gia đình lại thành Bugatti Automobiles. Hãng cung cấp dịch vụ bảo dưỡng cho các xe cũ, những chiếc xe Bugatti được sản xuất trước chiến tranh và sản xuất động cơ máy bay phục vụ cho quân đội.

Sau cuộc nổi dậy ở Đông Đức vào năm 1953, đến năm 1956 nhà máy sản xuất xe hơi của Bugatti bắt đầu ngừng sản xuất. Gần khoảng 8.000 chiếc được xuất xưởng trong 47 năm từ khi nhà máy được thành lập.

Năm 1963, nhà máy Bugatti được bán cho Hispano-Suiza, người sau này đã đổi tên hãng thành “Messier Bugatti”. Công ty này có trụ sở tại Molsheim, vẫn cung cấp phụ tùng cho ngành công nghiệp hàng không.

Năm 1987, Romano Artioli, người môi giới tài chính và đại lý ô tô đến từ South Tyrol đã mua lại thương hiệu Bugatti. Bugatti Automobiles giờ đây được thiết lập lại với tên mới là Bugatti Automobili S.p.A. Tuy nhiên, trụ sở chính của công ty mới không đặt ở Molsheim, mà được dời về Northern Italia ở Campogalliano gần Modena, Ý.

Năm 1988, nhà thiết kế thời trang lừng danh người Mỹ – Ralph Lauren đã chi tiền ra mua chiếc Bugatti “Atlantic” (Bugatti Type 57SC Atlantic), một chiếc Mercedes SSK và chiếc 2.9 Alpha với tổng số tiền lên đến 15 triệu USD.

Vào ngày 15/9/1991, nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Ettore Bugatti, chiếc Bugatti EB 110 được giới thiệu tại Pháp, sức mạnh được cấp bởi động cơ V12, dung tích 3.5L cho công suất 553 mã lực đầy kiêu hãnh kết hợp với hộp số tay 6 cấp.

Trong năm 1992, một bản nâng cấp với trọng lượng nhẹ hơn và mạnh mẽ hơn với 603 mã lực, chiếc Bugatti EB 110 SS (SuperSport) đã được ra mắt.

Mốc thời gian đen tối của Bugatti đã trở lại vào năm 1995, Bugattti Automobili S.p.A. tuyên bố phá sản. Công ty Dauer Racing GmbH ở Nuremberg, Đức đã mua lại những chiếc EB 110 bán thành phẩm ở nhà máy lắp ráp và những phần hàng tồn kho. Sau đó, mẫu EB 110 tiếp tục được sản xuất và bán ra thị trường với tên mới là Dauer EB 110.

Một huyền thoại được tái sinh

Vào năm 1998, Volkswagen AG quyết định làm sống lại thương hiệu huyền thoại Bugatti, hãng đã mua tất cả các quyền thương hiệu của Bugatti và vào năm sau đó, Bugatti Automobile S.A.S. được thành lập ở Molsheim, Alsace, với tư cách là công ty con của Volkswagen tại Pháp.

Cũng trong năm này, Volkswagen đã giới thiệu mẫu Bugatti đầu tiên của mình tại Paris Auto Salon – chiếc Bugatti EB 118, một chiếc Coupe 2 cửa với công suất 555 mã lực, được thiết kế bởi Italdesign.

Mẫu tiếp theo được ra mắt cũng là sản phẩm của nhà thiết kế Italdesign, chiếc Bugatti EB 218, một chiếc Limousine 4 cửa đã được trình diễn tại Geneva Auto Salon vào năm 1999.

Vào mùa thu năm đó, tại Triển lãm ô tô quốc tế (International Automobile Exhibition) ở Frankfurt, Volkswagen cho ra mắt mẫu Bugatti 18.3 Chiron, được đặt theo tên của tay đua cừ khôi nhất của Bugatti ở thời kỳ giữa 2 cuộc Đại chiến, Louis Chiron. Động cơ trên chiếc 18.3 Chiron vẫn được chia sẻ từ Bugatti EB 118.

Vào năm 2000, chiếc Bugatti EB Veyron 16.4 lại được giới thiệu ở triển lãm ô tô tại Detroit, Genève và Paris; Bugatti EB Veyron 16.4 được lắp động cơ W16, dung tích 8.0L, cho công suất 630 mã lực. Cả hai mẫu Chiron và Veyron đều được phát triển bởi đội ngũ thiết kế của Volkswagen AG, dẫn đầu bởi Hartmut Warkuss.

Tháng 9/2001, Volkswagen quyết định bắt đầu cho sản xuất mẫu siêu xe Veyron với tên chính thức là Bugatti Veyron 16.4; động cơ W16, dung tích 8.0L và được trang bị 4 bộ siêu nạp, cho công suất 1001 mã lực. Bản siêu xe dân dụng đầu tiên của Bugatti được hoàn thành vào tháng 8/2003.

Ngày 15/9/2007, Bugatti kỷ niệm thứ 125 ngày sinh của nhà sáng lập hãng: ông Ettore Bugatti. Cũng trong năm này, Tiến sĩ Franz-Josef Paefgen được bổ nhiệm làm Chủ tịch mới của Bugatti Automobiles S.A.S. (Molsheim) và Bugatti International S.A. (Luxembourg). Ông đã tiếp nối thành công của Tiến sĩ Thomas Bscher, người đã rời khỏi công ty theo hợp đồng được ký kết.

Cái tên Bugatti ngày nay đã trở thành một huyền thoại và vẫn được duy trì qua những mẫu siêu xe mới được phát triển ngày nay, những mẫu siêu xe luôn mạng đậm giá trị thương hiệu của huyền thoại, tính nghệ thuật trong phong cách thiết kế và luôn được trang bị những công nghệ hiện đại nhất.
Previous Post
Next Post

0 nhận xét: