Lịch sử các hãng xe: Aston Martin (Phần 1)

Trong thế giới thương hiệu, Aston Martin có thể được coi là một trong những thương hiệu xe hơi đặc biệt nhất, với lịch sử hình thành và phát triển đầy ắp nghịch lý.

Lịch sử các hãng xe: Aston Martin (Phần 1)

Lịch sử hình thành

Lịch sử các hãng xe: Aston Martin (Phần 1)

Lịch sử hãng Aston Martin bắt đầu vào năm 1913, khi hai người bạn thân Lionel Walker Birch Martin (Lionel Martin) và Robert Bamford quyết định cùng nhau kinh doanh bằng việc bán những chiếc ô tô Singer.

Năm 1914, Lionel Martin và Robert Bamford quyết định bắt đầu chế tạo xe của riêng họ và chiếc xe đầu tiên mang tên Aston Martin đã được tạo ra bằng cách kết hợp động cơ 4 xy-lanh Coventry-Simplex vào khung gầm của chiếc Isotta-Fraschini đời 1908.

Lịch sử các hãng xe: Aston Martin (Phần 1)

Tên Aston Martin là sự kết hợp giữa chiến thắng của Lionel Martin trong cuộc đua leo đồi Aston tại Herfordshire, vùng phụ cận thành London, với họ của ông “Martin”. Họ mua được cơ sở tại Henniker Place, Kensington và sản xuất chiếc xe đầu tiên vào tháng 3/1915, chiếc Aston Martin Coal Scuttle.

Tuy nhiên, không lâu sau đó, chiến tranh thế giới thứ I bùng nổ, việc sản xuất của công ty bị ngưng trệ. Martin đã gia nhập công ty Admiralty & Bamford, một công ty phục vụ cho quân đội Hoàng gia.

Sau khi chiến tranh kết thúc, Bamford & Martin hoạt động trở lại với trụ sở tọa lạc tại Abingdon Road, Kensington và mẫu xe với thiết kế mới mang tên Aston Martin. Tuy nhiên, vào năm 1920, Bamford rời khỏi công ty và Bamford & Martin đã được tay đua Count Louis Zborowski tiếp quản. Đến năm 1922, công ty quyết định sản xuất xe ô tô để tham dự giải đua French Grand Prix và điều bất ngờ là hãng đã lập kỷ lục thế giới về tốc độ tại đường đua Brooklands.

Tuy nhiên, chiến thắng không đồng nghĩa với lợi nhuận và Bamford đã bán số cổ phẩn của mình trong công ty cho Martin năm 1922. Không may, năm 1924 Count Louis Zborowski chết trong một tai nạn tại Grand Prix ở Monza, Ý. Công ty đã bị phá sản vào thời gian đó.

Lady Charnwood đã mua lại Bamford & Martin và giao cho con trai của bà là John Benson quản lý. Tuy nhiên, người chủ mới và nhà sáng lập công ty Lionel Martin không mấy thuận hòa. Công ty lại gặp thất bại một lần nữa vào năm 1925, nhà máy bị đóng cửa vào năm 1926 và Lionel Martin đã rời khỏi công ty.

Cuối năm đó, Bill Renwick, Augustus (Bert) Bertelli và các nhà đầu tư bao gồm Lady Charnwood nắm quyền kiểm soát công ty. Họ đổi tên thành Aston Martin Motors và di chuyển nhà máy đến Whitehead Aircraft Limited ở Feltham. Renwick và Bertelli hợp tác với nhau để phát triển động cơ 4 xy-lanh loại trục cam đặt trên (trục cam treo), trong đó sử dụng thiết kế buồng đốt được cấp bằng sáng chế của Renwick. Động cơ này đã được thử nghiệm trên khung gầm chiếc Enfield Allday.

Khó khăn về tài chính lại bắt đầu vào năm 1932, công ty đã được cứu nguy trong khoảng một năm bởi L. Prideaux Brune trước khi chuyển qua cho Sir Arthur Sutherland. Năm 1936, Aston Martin tập trung vào sản xuất xe và chỉ xuất xưởng được 700 chiếc rồi sau đó tạm ngừng do Chiến tranh thế giới thứ II đã bắt đầu. Công ty chuyển sang sản xuất các bộ phận động cơ máy bay trong thời chiến.

Lịch sử các hãng xe: Aston Martin (Phần 1)

Sau chiến tranh, công ty quay lại với mục tiêu sản xuất chính của mình, tiếp tục tập trung vào phân khúc Saloon (Sedan) – và cho ra đời chiếc Atom. Đây chính là mẫu đã đem mùa xuân đến cho tên tuổi Aston Martin.

(Còn tiếp)
Previous Post
Next Post

0 nhận xét: